Đinh lăng

Chất liệu Bộ phận sử dụng Lá (Folium Polyscias), thân, rễ (Radix Polyscias)

1. Tên dược liệu: ĐINH LĂNG

2. Tên khác: Cây gỏi cá, Nam dương lâm.

3. Tên khoa học:  Polyscias fruticosa (L.) Harms., Họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

4. Tên đồng nghĩa:

5. Mô tả cây: Cây bụi, thân nhẵn, cao 0,8 – 1,5 m. Lá kép 3 lần, xẻ lông chim, phiến lá chét có răng cưa không đều. Thân và lá có răng cưa. Hoa tự hình chùy ngắn, gồm nhiều tán. Quả dẹt.

6. Phân bố sinh thái: Cây trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta. Còn có ở Trung Quốc, Lào v.v…

7. Bộ phận sử dụng:

+ Rễ (Radix Polyscias) hay vỏ rễ phơi sấy khô. Rễ sau khi đào, rửa sạch đất cát, bỏ lõi, phơi hay sấy khô.

+ Lá (Folium Polyscias) cũng được dùng.

8. Thành phần hóa học: Saponin triterpen có cấu trúc olean (ladyginosid, zingibrosid, các polysciosid BDEB5771140')>A, B, C, D, E, F, G, H).

9. Tác dụng:

+ Nước sắc Đinh lăng cói tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể súc vật và người thử nghiệm.

+ Dân gian dùng Đinh lăng làm thuốc bổ, chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ, lợi sữa, thông tiểu

+ Liều 10 – 20 g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột …

+ Là Đinh lăng còn được dùng làm gia vị ăn với gỏi cá.

Dược liệu khác

Bình luận đánh giá

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

Hotline:
0962079191

80.000 VNĐ

Free ship nội thành Hà Nội

(Kg)

Tư vấn

Đặt hàng

Nhận thông tin cho sản phẩm mới

Cây dược liệu - Dược liệu quý