Thảo quả

Chất liệu Bộ phận sử dụng

1. Tên dược liệu: THẢO QUẢ

2. Tên khác: Đò ho, tò ho.

3. Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb., họ Gừng (Zingiberaceae).

4. Tên đồng nghĩa: Amomum medium Lour.; Amomum tsao-ko Crév. et Lem.

5. Mô tả cây:

+ Cây thảo sống lâu năm, cao 2-3 m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt, đường kính 2,5-4 cm. Lá mọc so le, có cuống hay không, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 70 cm, rộng 20 cm, nhẵn, mặt trên lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, dài 13-20 cm, hoa màu đỏ nhạt. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính 2-3 cm, chia 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm. Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 8-12.

6. Phân bố sinh thái:

+ Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

7. Bộ phận sử dụng:

+ Quả (Fructus Amomi aromatici) thu hái khi quả bắt đầu chín, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

8. Thành phần hóa học:

+ Tinh dầu (1-1,5%)

9. Tác dụng:

+ Làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, nôn ọe, tiêu chảy, ngực đau có đờm loãng, trị sốt rét, lách to.

+ Chữa hôi miệng, đau răng, viêm lợi. Còn dùng làm gia vị, hương liệu cho bánh kẹo.

+ Liều dùng: 3-6 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên.

10. Bài thuốc:

+ Chữa hôi miệng: thảo quả giã dập, ngậm vào miệng, nuốt nước.

+ Chữa sốt, sốt rét (trường hợp sốt ít, rét nhiều): thảo quả 10 g, kha tử 10 g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả, nước 600ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
 

Dược liệu khác

Bình luận đánh giá

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

Hotline:
0962079191

250.000 VNĐ

Free ship nội thành Hà Nội

(Kg)

Tư vấn

Đặt hàng

Nhận thông tin cho sản phẩm mới

Cây dược liệu - Dược liệu quý